Latest Products

Bán Potassium iodide (Ấn Độ)

bán KI, bán Potassium iodide

Mô tả sản phẩm:


Ký hiệu hóa học: KI
Xuất xứ: Amphray-Ấn Độ
Quy cách: 25kg/thùng
Mô tả: Iodine là một chất rắn sáng, màu xanh đen dưới điều kiện chuẩn.
Công dụng:
  • Potassium iodide  sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y.
  • Potassium iodide được sử dụng trong nhiếp ảnh, làm thuốc thử trong phân tích, bảo vệ tuyến giáp con người không bị ảnh hưởng bởi iốt phóng xạ, phòng ngừa bướu cổ.
  •  
  • Potassium iodide Dung dịch Lugol có màu nâu sẫm, trong, mùi iốt, bao gồm iốt (4,5-5,5g /100 ml), Kali Iodua (9,5 – 10.5g /100 ml) và nước tinh khiết. Lugol có khả năng diệt khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Nó được sử dụng như một chất khử trùng và là nguồn iốt chuẩn bị trong giải phẫu tuyến giáp. Nó ít gây kích ứng hơn so với dung dịch iốt – rượu.

Liên hệ: 0903715178 (Thịnh)

bán KI, bán Potassium iodide

Mô tả sản phẩm:


Ký hiệu hóa học: KI
Xuất xứ: Amphray-Ấn Độ
Quy cách: 25kg/thùng
Mô tả: Iodine là một chất rắn sáng, màu xanh đen dưới điều kiện chuẩn.
Công dụng:
  • Potassium iodide  sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thủy sản, thuốc thú y.
  • Potassium iodide được sử dụng trong nhiếp ảnh, làm thuốc thử trong phân tích, bảo vệ tuyến giáp con người không bị ảnh hưởng bởi iốt phóng xạ, phòng ngừa bướu cổ.
  •  
  • Potassium iodide Dung dịch Lugol có màu nâu sẫm, trong, mùi iốt, bao gồm iốt (4,5-5,5g /100 ml), Kali Iodua (9,5 – 10.5g /100 ml) và nước tinh khiết. Lugol có khả năng diệt khuẩn và kháng nấm hiệu quả. Nó được sử dụng như một chất khử trùng và là nguồn iốt chuẩn bị trong giải phẫu tuyến giáp. Nó ít gây kích ứng hơn so với dung dịch iốt – rượu.

Liên hệ: 0903715178 (Thịnh)

Detail

Bán Povidon Iodine,(Dạng bột), Ấn Độ

Bán povidone

Mô tả sản phẩm:


Tên gọi: POVIDONE IODINE BỘT
CAS-No: 25655-41-8
Xuất xứ: G.Amphray Ấn Độ
Quy cách: Net 25 kg/Thùng
Công thức: (C6H9NO)n.xI / C6H9I2NO
Synonym: 1-Ethenylpyrrolidin-2-one – iodine; Povidone Iodine USP24; Betadine; Isodine; Ultradine;
Hàm lượng: 10-12.0% iốt, tính toán khi khô.
Ngoại quan: có bột màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Ứng dụng: Povidone Iodine 12% có khả năng sát trùng tốt đối trong chữa trị các vết thương cục bộ và chống lây nhiễm rộng. Được dùng đầu tiên với những vết cắt nhỏ, vết sầy xước, vết bỏng và chỗ phồng giộp. Povidone Iodine 12% dùng trong ngành thủy sản, thú y, y tế, xử lý nước…


Liên hệ: 0903715178 (Thịnh)

Link: http://www.htvsci.com/san-pham/2254/


Bán povidone

Mô tả sản phẩm:


Tên gọi: POVIDONE IODINE BỘT
CAS-No: 25655-41-8
Xuất xứ: G.Amphray Ấn Độ
Quy cách: Net 25 kg/Thùng
Công thức: (C6H9NO)n.xI / C6H9I2NO
Synonym: 1-Ethenylpyrrolidin-2-one – iodine; Povidone Iodine USP24; Betadine; Isodine; Ultradine;
Hàm lượng: 10-12.0% iốt, tính toán khi khô.
Ngoại quan: có bột màu nâu đỏ hoặc nâu đen.
Ứng dụng: Povidone Iodine 12% có khả năng sát trùng tốt đối trong chữa trị các vết thương cục bộ và chống lây nhiễm rộng. Được dùng đầu tiên với những vết cắt nhỏ, vết sầy xước, vết bỏng và chỗ phồng giộp. Povidone Iodine 12% dùng trong ngành thủy sản, thú y, y tế, xử lý nước…


Liên hệ: 0903715178 (Thịnh)

Link: http://www.htvsci.com/san-pham/2254/


Detail

Bán Iodine (Ấn Độ -Nhật bản)

Bán iodine, bán iot

Mô tả sản phẩm:

Sản phẩm: Iodine hạt 99.5%
Công thức hóa học: I2
Xuất xứ: G.Amphray-Ấn Độ
Đóng gói: 25 kg/thùng,
Ứng dụng: Iodine hạt 99% dùng trong ngành thủy sản, thú y, y tế, xử lý nước

Liên hệ: 0903715178 (Thịnh)


Bán iodine, bán iot

Mô tả sản phẩm:

Sản phẩm: Iodine hạt 99.5%
Công thức hóa học: I2
Xuất xứ: G.Amphray-Ấn Độ
Đóng gói: 25 kg/thùng,
Ứng dụng: Iodine hạt 99% dùng trong ngành thủy sản, thú y, y tế, xử lý nước

Liên hệ: 0903715178 (Thịnh)


Detail

Một số thảo dược thay thế kháng sinh

Một số thảo dược thay thế kháng sinh

Đứng trước những thách thức trong việc tìm giải pháp thay thế kháng sinh thì lựa chọn các thảo dược an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả luôn được các nhà khoa học ưu tiên. Dưới đây là một số thảo dược tại Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh cho động vật thủy sản.
Thuốc KN-04-12
Thành phần thuốc gồm các cây thuốc có kháng sinh thực vật (tỏi, sài đất, nhọ nồi, cỏ sữa, chó đẻ răng cưa…), vitamin và một số vi lượng khác. Thuốc được nghiền thành bột, có mùi đặc trưng; có tác dụng phòng trị bệnh nhiễm khuẩn (xuất huyết đốm đỏ, thối mang, viêm ruột của thủy sản nuôi lồng bè).
Liều dùng: Cá giống: 4 g thuốc/kg cá/ngày; cá thịt: 2 g thuốc/kg cá/ngày; thuốc được trộn với thức ăn tinh nấu chín để nguội.
Phòng bệnh: trước mùa xuất hiện bệnh (mùa xuân, mùa thu) cho cá ăn 1 đợt 3 ngày liên tục. Trong mùa bệnh cứ 30 - 45 ngày cho cá ăn một đợt. Chữa bệnh cho cá ăn 6 - 10 ngày liên tục.
Thuốc chữa bệnh cá - VTS1-C
Chuyên trị các bệnh xuất huyết, thối mang, hoại tử (đốm trắng) nội tạng và viêm ruột của cá nuôi lồng bè, cá nuôi tăng sản và cá bố mẹ. Thành phần gồm tinh dầu các cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.
Phòng bệnh: Trước mùa xuất hiện bệnh (mùa xuân, mùa thu) cho cá ăn một đợt 3 ngày liên tục. Trong mùa bệnh, cứ 30 - 45 ngày cho ăn một đợt. Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục 6 - 10 ngày.
Cách dùng: Liều dùng 0,1 - 0,2 g/kg cá/ngày. Trộn 100 g thuốc với 20 kg thức ăn tinh (5 g thuốc/kg thức ăn) cho 500 - 1.000 kg cá ăn/ngày. Có thể dùng dầu mực (10 g/kg thức ăn) bao thức ăn và thuốc.
Thuốc chữa bệnh tôm - VTS1-T
Chuyên trị các bệnh ăn mòn vỏ kitin, viêm ruột và phân trắng của tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh; gồm tinh dầu các cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.
Liều dùng: Sử dụng 0,2 g/kg tôm/ngày. Trộn 100 g thuốc với 10 kg thức ăn (10 g thuốc/kg thức ăn) cho 500 kg tôm ăn/ngày. Có thể dùng dầu mực (10 g/kg thức ăn) bao thức ăn và thuốc.
Thuốc EKAVARINE
Thuốc gồm 10% tinh dầu thực vật sản xuất bằng công nghệ nano. Chuyên trị các bệnh nhiễm khuẩn: viêm ruột, xuất huyết và đốm trắng gan thận của cá nuôi thâm canh. Các bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh viêm ruột, bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh phân trắng của tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh. Thuốc xuất xứ từ EU.
Cách dùng: Tắm 100 - 250 ml/m3 (0,1 - 0,25 ml/lít)/giờ hoặc ngâm 10 ml/m3 (0,01 ml/lít) nước; hoặc trộn 5 ml thuốc/kg thức ăn, cho 50 kg cá tôm ăn/ngày.
Phòng bệnh: Hàng tháng cho cá tôm ăn một đợt 3 ngày liên tục; hoặc ngâm cho cá 1 đợt. Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục 6 - 10 ngày đến khi khỏi bệnh.
Tỏi (Allium sativum L.)
Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là chất alixin (C6H10OS2). Đây là một hợp chất Sulphur có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn.
Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi trùng gây ra mỗi ngày dùng 50 g củ tỏi nghiền nát cho 10 kg khối lượng cá ăn liên tục 6 ngày. Tỏi phòng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10 - 15 g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.
Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo dược tỏi đều có tác dụng (mẫn cảm) với cả 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda  Hafnia alvei) gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn (Bùi Quang Tề, 2006). Tỏi tách chiết thành cao dầu phối chế thành thuốc chữa bệnh tôm cá (xem mục thuốc VTS1-C và VTS1-T), có tác dụng phòng trị bệnh xuất huyết, hoại tử nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá tra. Kết quả sử dụng chế phẩm phối chế từ hoạt chất tách chiết của tỏi và sài đất (VTS1-T) có tác dụng phòng trị bệnh ăn mòn vỏ kitin do vi khuẩn Vibrio spp. cho tôm nuôi.
Cây xuyên tâm liên (Andrographus panicullata (Burmif. f))
Dùng trị bệnh viêm ruột cho cá trắm. Dùng toàn cây xuyên tâm liên khô 1 kg hay 1,5 kg cây tươi cho 50 kg cá ăn một lần trong ngày ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Cỏ nhọ nồi (Eclipta alba Hassk)
Đối với cá dùng cỏ nhọ nồi phòng trị bệnh xuất huyết, viêm ruột đạt kết quả tốt.  Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo dược cao nhọ nồi có tác dụng với 3 vi khuẩn (V. harveyi, V. alginolyticus  A. hydrophila) (Bùi Quang Tề, 2006). Bột cỏ nhọ nồi phơi khô nghiền bột là một trong thành phần của thuốc KN-04-12.
Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.)
Chó đẻ răng cưa có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwasdsiella tarda gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 - 20 mm (Bộ môn bệnh cá Viện Nghiên cứu NTTS I, 1993). Liều dùng cho cá xem cây sài đất, nhọ nồi, bột khô cũng đã được phối chế thành thuốc KN - 04 - 12.
Cây xoan (Melia azedarach L.)
Để phòng trị bệnh cho cá thường dùng cành lá xoan bón lót xuống ao với số lượng 0,3 kg/m3 trước khi thả cá vào ương 3 ngày có thể phòng và trị ký sinh trùng thuộc ngành nguyên sinh động vật như Trichodina, Cryptobia, ký sinh trên cá hương, cá giống. Bón 0,4 - 0,5 kg/m3 trị bệnh Lernaosis.
Cây cau (Areca catechu L.)
Dùng hạt cau tẩy giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá trê (theo Bùi Quang Tề, 1985). Liều dùng: 4 g hạt cau/kg cá/ ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày.
Trị bệnh sán dây Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ (Ctepharyngodon idellus). Liều dùng: 1 g hạt cau/2 kg thức ăn cho ăn liên tục trong 7 ngày.
Cây keo giậu (Leucaena glauca Benth)
Theo Bùi Quang Tề, 1984, thí nghiệm tẩy giun cho cá trê đen, liều lượng 2 g bột hạt keo khô/kg cá/ngày và cho ăn 3 ngày liên tục, kết quả tẩy được giun trong ruột và dạ dày cá trê.
Dây thuốc cá (Derris spp.)
Dây thuốc cá có chất hoạt kích chính là Rotenon (hay Tubotoxin; Derris). Ở nước ta dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp trong khi tẩy dọn ao ương nuôi tôm giống, tôm thương phẩm. Đập dập rễ dây thuốc cá ngâm cho ra chất nhựa trắng, để nước trong ao sâu 15 - 20 cm, té nước ngâm rễ dây thuốc cá, sau 5 - 10 phút cá tạp nổi lên chết. Liều lượng dùng thường 3 - 5 kg rễ/1.000 m3 nước.
Thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake)
Trong hạt thàn mát có chứa 38 - 40% dầu, có chứa các chất độc đối với cá như Rotenon, Sapotoxin, chất gôm và albumin. Công dụng tương tự dây thuốc cá, liều dùng 0,5 - 1 kg hạt/1.000 m3.
Cây trâm bầu (Combretum quadrangulare)
Hạt cây trâm bầu có nhiều tinh dầu (12%), tanan, axit axalic, canxi và các axit béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanan, flavonoit. Hạt làm thuốc tẩy giun sán. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Dùng tinh dầu bằng cách phun xuống ao, bể cá sau 12 giờ diệt sán lá đơn chủ, liều lượng 1 ppm.
Source: TS. Bùi Quang Tề
bán i ốt

potassium iodide

povidone iodine



Một số thảo dược thay thế kháng sinh

Đứng trước những thách thức trong việc tìm giải pháp thay thế kháng sinh thì lựa chọn các thảo dược an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả luôn được các nhà khoa học ưu tiên. Dưới đây là một số thảo dược tại Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả trong điều trị một số bệnh cho động vật thủy sản.
Thuốc KN-04-12
Thành phần thuốc gồm các cây thuốc có kháng sinh thực vật (tỏi, sài đất, nhọ nồi, cỏ sữa, chó đẻ răng cưa…), vitamin và một số vi lượng khác. Thuốc được nghiền thành bột, có mùi đặc trưng; có tác dụng phòng trị bệnh nhiễm khuẩn (xuất huyết đốm đỏ, thối mang, viêm ruột của thủy sản nuôi lồng bè).
Liều dùng: Cá giống: 4 g thuốc/kg cá/ngày; cá thịt: 2 g thuốc/kg cá/ngày; thuốc được trộn với thức ăn tinh nấu chín để nguội.
Phòng bệnh: trước mùa xuất hiện bệnh (mùa xuân, mùa thu) cho cá ăn 1 đợt 3 ngày liên tục. Trong mùa bệnh cứ 30 - 45 ngày cho cá ăn một đợt. Chữa bệnh cho cá ăn 6 - 10 ngày liên tục.
Thuốc chữa bệnh cá - VTS1-C
Chuyên trị các bệnh xuất huyết, thối mang, hoại tử (đốm trắng) nội tạng và viêm ruột của cá nuôi lồng bè, cá nuôi tăng sản và cá bố mẹ. Thành phần gồm tinh dầu các cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.
Phòng bệnh: Trước mùa xuất hiện bệnh (mùa xuân, mùa thu) cho cá ăn một đợt 3 ngày liên tục. Trong mùa bệnh, cứ 30 - 45 ngày cho ăn một đợt. Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục 6 - 10 ngày.
Cách dùng: Liều dùng 0,1 - 0,2 g/kg cá/ngày. Trộn 100 g thuốc với 20 kg thức ăn tinh (5 g thuốc/kg thức ăn) cho 500 - 1.000 kg cá ăn/ngày. Có thể dùng dầu mực (10 g/kg thức ăn) bao thức ăn và thuốc.
Thuốc chữa bệnh tôm - VTS1-T
Chuyên trị các bệnh ăn mòn vỏ kitin, viêm ruột và phân trắng của tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh; gồm tinh dầu các cây thuốc có tác dụng diệt khuẩn.
Liều dùng: Sử dụng 0,2 g/kg tôm/ngày. Trộn 100 g thuốc với 10 kg thức ăn (10 g thuốc/kg thức ăn) cho 500 kg tôm ăn/ngày. Có thể dùng dầu mực (10 g/kg thức ăn) bao thức ăn và thuốc.
Thuốc EKAVARINE
Thuốc gồm 10% tinh dầu thực vật sản xuất bằng công nghệ nano. Chuyên trị các bệnh nhiễm khuẩn: viêm ruột, xuất huyết và đốm trắng gan thận của cá nuôi thâm canh. Các bệnh ăn mòn vỏ kitin, bệnh viêm ruột, bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh phân trắng của tôm nuôi bán thâm canh và thâm canh. Thuốc xuất xứ từ EU.
Cách dùng: Tắm 100 - 250 ml/m3 (0,1 - 0,25 ml/lít)/giờ hoặc ngâm 10 ml/m3 (0,01 ml/lít) nước; hoặc trộn 5 ml thuốc/kg thức ăn, cho 50 kg cá tôm ăn/ngày.
Phòng bệnh: Hàng tháng cho cá tôm ăn một đợt 3 ngày liên tục; hoặc ngâm cho cá 1 đợt. Chữa bệnh: Cho cá ăn liên tục 6 - 10 ngày đến khi khỏi bệnh.
Tỏi (Allium sativum L.)
Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là chất alixin (C6H10OS2). Đây là một hợp chất Sulphur có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn rộng với nhiều loại vi khuẩn.
Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi trùng gây ra mỗi ngày dùng 50 g củ tỏi nghiền nát cho 10 kg khối lượng cá ăn liên tục 6 ngày. Tỏi phòng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…), dùng 10 - 15 g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hòa với nước vừa đủ trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.
Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo dược tỏi đều có tác dụng (mẫn cảm) với cả 6 loài vi khuẩn (Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. alginolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda  Hafnia alvei) gây bệnh ở nước ngọt và lợ mặn (Bùi Quang Tề, 2006). Tỏi tách chiết thành cao dầu phối chế thành thuốc chữa bệnh tôm cá (xem mục thuốc VTS1-C và VTS1-T), có tác dụng phòng trị bệnh xuất huyết, hoại tử nội tạng (bệnh đốm trắng) do vi khuẩn cho cá tra. Kết quả sử dụng chế phẩm phối chế từ hoạt chất tách chiết của tỏi và sài đất (VTS1-T) có tác dụng phòng trị bệnh ăn mòn vỏ kitin do vi khuẩn Vibrio spp. cho tôm nuôi.
Cây xuyên tâm liên (Andrographus panicullata (Burmif. f))
Dùng trị bệnh viêm ruột cho cá trắm. Dùng toàn cây xuyên tâm liên khô 1 kg hay 1,5 kg cây tươi cho 50 kg cá ăn một lần trong ngày ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Cỏ nhọ nồi (Eclipta alba Hassk)
Đối với cá dùng cỏ nhọ nồi phòng trị bệnh xuất huyết, viêm ruột đạt kết quả tốt.  Kết quả thử tác dụng của các cao tách chiết thảo dược cao nhọ nồi có tác dụng với 3 vi khuẩn (V. harveyi, V. alginolyticus  A. hydrophila) (Bùi Quang Tề, 2006). Bột cỏ nhọ nồi phơi khô nghiền bột là một trong thành phần của thuốc KN-04-12.
Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.)
Chó đẻ răng cưa có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwasdsiella tarda gây bệnh hoại tử ở cá trê, vòng kháng khuẩn 11 - 20 mm (Bộ môn bệnh cá Viện Nghiên cứu NTTS I, 1993). Liều dùng cho cá xem cây sài đất, nhọ nồi, bột khô cũng đã được phối chế thành thuốc KN - 04 - 12.
Cây xoan (Melia azedarach L.)
Để phòng trị bệnh cho cá thường dùng cành lá xoan bón lót xuống ao với số lượng 0,3 kg/m3 trước khi thả cá vào ương 3 ngày có thể phòng và trị ký sinh trùng thuộc ngành nguyên sinh động vật như Trichodina, Cryptobia, ký sinh trên cá hương, cá giống. Bón 0,4 - 0,5 kg/m3 trị bệnh Lernaosis.
Cây cau (Areca catechu L.)
Dùng hạt cau tẩy giun tròn (Spinitectus clariasi) ký sinh trong ruột cá trê (theo Bùi Quang Tề, 1985). Liều dùng: 4 g hạt cau/kg cá/ ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày.
Trị bệnh sán dây Bothriocephalus gowkongensis ký sinh trong ruột cá trắm cỏ (Ctepharyngodon idellus). Liều dùng: 1 g hạt cau/2 kg thức ăn cho ăn liên tục trong 7 ngày.
Cây keo giậu (Leucaena glauca Benth)
Theo Bùi Quang Tề, 1984, thí nghiệm tẩy giun cho cá trê đen, liều lượng 2 g bột hạt keo khô/kg cá/ngày và cho ăn 3 ngày liên tục, kết quả tẩy được giun trong ruột và dạ dày cá trê.
Dây thuốc cá (Derris spp.)
Dây thuốc cá có chất hoạt kích chính là Rotenon (hay Tubotoxin; Derris). Ở nước ta dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp trong khi tẩy dọn ao ương nuôi tôm giống, tôm thương phẩm. Đập dập rễ dây thuốc cá ngâm cho ra chất nhựa trắng, để nước trong ao sâu 15 - 20 cm, té nước ngâm rễ dây thuốc cá, sau 5 - 10 phút cá tạp nổi lên chết. Liều lượng dùng thường 3 - 5 kg rễ/1.000 m3 nước.
Thàn mát (Milletia ichthyochtona Drake)
Trong hạt thàn mát có chứa 38 - 40% dầu, có chứa các chất độc đối với cá như Rotenon, Sapotoxin, chất gôm và albumin. Công dụng tương tự dây thuốc cá, liều dùng 0,5 - 1 kg hạt/1.000 m3.
Cây trâm bầu (Combretum quadrangulare)
Hạt cây trâm bầu có nhiều tinh dầu (12%), tanan, axit axalic, canxi và các axit béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanan, flavonoit. Hạt làm thuốc tẩy giun sán. Lá và vỏ cây cũng có tác dụng như hạt. Dùng tinh dầu bằng cách phun xuống ao, bể cá sau 12 giờ diệt sán lá đơn chủ, liều lượng 1 ppm.
Source: TS. Bùi Quang Tề
bán i ốt

potassium iodide

povidone iodine



Detail

Phòng bệnh đốm trắng trên tôm

(Thủy sản Việt Nam) - Bệnh đốm trắng trên tôm do virus Baculovirus gây ra, nguy hiểm không kém bệnh teo gan tụy. Để giảm thiệt hại, người nuôi cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh một cách khoa học.

Tác nhân và biểu hiện bệnh
Bệnh đốm trắng - White spot disease (WSD) thường được biết đến với tên gọi virus đốm trắng - White spot syndrome virus, là mầm bệnh tối quan trọng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới. Bệnh xuất hiện và bùng phát trên tôm sú lần đầu ở nước ta vào năm 1994 - 1995 tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Hiện, WSD xuất hiện và lan rộng từ Bắc đến Nam và đối tượng nhiễm bệnh cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TTCT). Thời kỳ cao điểm của bệnh đốm trắng thường vào khoảng tháng 5 - 6, khi tôm đạt cỡ 5 - 6 cm.
Virus gây WSD có độc lực cực mạnh, tấn công tôm ở nhiều mô tế bào khác nhau và thường là trên tế bào biểu mô da. Khi nhiễm bệnh, tôm có biểu hiện giảm ăn đột ngột và đối với TTCT thì có hiện tượng ăn nhiều hơn trước khi giảm ăn. Tôm lờ đờ, tấp vào bờ và chết, cơ thịt hơi đục. Đốm trắng nằm trong vỏ tôm ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối hoặc lan khắp cơ thể.
Bệnh thường xuất hiện vào khoảng thời gian tôm thả nuôi từ hai tháng trở lên nhưng cũng có thể xuất hiện trong tháng đầu thả nuôi. Giai đoạn này kích thước tôm nhỏ nên rất khó nhìn thấy đốm trắng mà chỉ thấy đỏ thân, do độc lực của virus mạnh nên có khi chưa phát hiện thấy đốm trắng thì tôm đã chết.
Bệnh thường bùng phát mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ nước hạ xuống dưới 280C.
 
Đốm trắng nằm trong vỏ tôm ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối hoặc lan khắp cơ thể - Ảnh: Phan Thanh Cường 

Phương pháp chẩn đoán
Phát hiện virus đốm trắng trong tôm bằng phương pháp PCR, ELISA và thăm dò DNA. Sự chuẩn đoán này được thực hiện 20 - 40 ngày trước khi bệnh khởi phát.
Một trong những triệu chứng để chẩn đoán bệnh là nhìn xem vỏ giáp có dễ bị bóc ra và có những đốm trắng không. Giai đoạn đầu bệnh có một vài đốm nhỏ trắng trên vỏ giáp. Ở giai đoạn này trong dạ dày tôm có nhiều thức ăn và vỏ giáp không dễ bóc. Nhưng ở giai đoạn giữa và cuối những đốm trắng mở rộng và liên kết với nhau thành từng đám. Khi bệnh nặng, các đốm trắng chiếm toàn bộ vỏ giáp, ruột tôm không có thức ăn và vỏ giáp cũng được bóc ra dễ dàng.

Biện pháp phòng bệnh
Hiện, vẫn chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả, vì vậy, người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh:
Tránh thả tôm vào vụ nghịch (mùa lạnh hoặc giai đoạn nhiệt độ biến động bất thường). Quá trình cải tạo ao cần sên vét hết bùn đen từ vụ trước, diệt hết các loài giáp xác (cua, còng, tôm dại) có khả năng mang mầm bệnh. Thiết lập hàng rào ngăn cáy, còng quanh ao và lưới đuổi chim phủ toàn ao.
Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý và nâng mực nước trong ao nuôi đạt 1,0 - 1,2 m. Thả tôm giống sạch bệnh (được kiểm dịch của địa phương).
Nhằm tránh lây lan mầm bệnh giữa các ao, tốt nhất không nên sử dụng chung các dụng cụ (lưới, vợt, thuyền…). Kiểm tra thường xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện và xử lý. Khi các ao khác trong trại hoặc xung quanh xảy ra đốm trắng, người nuôi cần chủ động ngưng bón vi sinh để chuyển sang dùng chất sát trùng để loại bỏ mầm bệnh trong nước. Trộn Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm và cải thiện môi trường (giảm khí độc, ổn định độ kiềm) trong suốt thời gian này.  
Đối với ao tôm bệnh, nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng Chlorine với liều lượng 30 kg/1.000 m3; hoặc formol 200 lít/1.000 m3 hòa nước tạt đều xuống ao, ngâm 7 ngày rồi mới xổ ra môi trường. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.
 ST



(Thủy sản Việt Nam) - Bệnh đốm trắng trên tôm do virus Baculovirus gây ra, nguy hiểm không kém bệnh teo gan tụy. Để giảm thiệt hại, người nuôi cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh một cách khoa học.

Tác nhân và biểu hiện bệnh
Bệnh đốm trắng - White spot disease (WSD) thường được biết đến với tên gọi virus đốm trắng - White spot syndrome virus, là mầm bệnh tối quan trọng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới. Bệnh xuất hiện và bùng phát trên tôm sú lần đầu ở nước ta vào năm 1994 - 1995 tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Hiện, WSD xuất hiện và lan rộng từ Bắc đến Nam và đối tượng nhiễm bệnh cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TTCT). Thời kỳ cao điểm của bệnh đốm trắng thường vào khoảng tháng 5 - 6, khi tôm đạt cỡ 5 - 6 cm.
Virus gây WSD có độc lực cực mạnh, tấn công tôm ở nhiều mô tế bào khác nhau và thường là trên tế bào biểu mô da. Khi nhiễm bệnh, tôm có biểu hiện giảm ăn đột ngột và đối với TTCT thì có hiện tượng ăn nhiều hơn trước khi giảm ăn. Tôm lờ đờ, tấp vào bờ và chết, cơ thịt hơi đục. Đốm trắng nằm trong vỏ tôm ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối hoặc lan khắp cơ thể.
Bệnh thường xuất hiện vào khoảng thời gian tôm thả nuôi từ hai tháng trở lên nhưng cũng có thể xuất hiện trong tháng đầu thả nuôi. Giai đoạn này kích thước tôm nhỏ nên rất khó nhìn thấy đốm trắng mà chỉ thấy đỏ thân, do độc lực của virus mạnh nên có khi chưa phát hiện thấy đốm trắng thì tôm đã chết.
Bệnh thường bùng phát mạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ nước hạ xuống dưới 280C.
 
Đốm trắng nằm trong vỏ tôm ở giáp đầu ngực, đốt bụng cuối hoặc lan khắp cơ thể - Ảnh: Phan Thanh Cường 

Phương pháp chẩn đoán
Phát hiện virus đốm trắng trong tôm bằng phương pháp PCR, ELISA và thăm dò DNA. Sự chuẩn đoán này được thực hiện 20 - 40 ngày trước khi bệnh khởi phát.
Một trong những triệu chứng để chẩn đoán bệnh là nhìn xem vỏ giáp có dễ bị bóc ra và có những đốm trắng không. Giai đoạn đầu bệnh có một vài đốm nhỏ trắng trên vỏ giáp. Ở giai đoạn này trong dạ dày tôm có nhiều thức ăn và vỏ giáp không dễ bóc. Nhưng ở giai đoạn giữa và cuối những đốm trắng mở rộng và liên kết với nhau thành từng đám. Khi bệnh nặng, các đốm trắng chiếm toàn bộ vỏ giáp, ruột tôm không có thức ăn và vỏ giáp cũng được bóc ra dễ dàng.

Biện pháp phòng bệnh
Hiện, vẫn chưa có phương pháp chữa trị hiệu quả, vì vậy, người nuôi cần phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh:
Tránh thả tôm vào vụ nghịch (mùa lạnh hoặc giai đoạn nhiệt độ biến động bất thường). Quá trình cải tạo ao cần sên vét hết bùn đen từ vụ trước, diệt hết các loài giáp xác (cua, còng, tôm dại) có khả năng mang mầm bệnh. Thiết lập hàng rào ngăn cáy, còng quanh ao và lưới đuổi chim phủ toàn ao.
Hạn chế cấp nước trực tiếp vào ao nuôi, nên cấp qua ao lắng đã xử lý và nâng mực nước trong ao nuôi đạt 1,0 - 1,2 m. Thả tôm giống sạch bệnh (được kiểm dịch của địa phương).
Nhằm tránh lây lan mầm bệnh giữa các ao, tốt nhất không nên sử dụng chung các dụng cụ (lưới, vợt, thuyền…). Kiểm tra thường xuyên màu sắc, khả năng bắt mồi, tình trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện và xử lý. Khi các ao khác trong trại hoặc xung quanh xảy ra đốm trắng, người nuôi cần chủ động ngưng bón vi sinh để chuyển sang dùng chất sát trùng để loại bỏ mầm bệnh trong nước. Trộn Vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm và cải thiện môi trường (giảm khí độc, ổn định độ kiềm) trong suốt thời gian này.  
Đối với ao tôm bệnh, nên vớt tôm chết ra khỏi ao. Sau đó dùng Chlorine với liều lượng 30 kg/1.000 m3; hoặc formol 200 lít/1.000 m3 hòa nước tạt đều xuống ao, ngâm 7 ngày rồi mới xổ ra môi trường. Khi phát hiện bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay để giảm thiệt hại.
 ST



Detail

Ưu thế thuốc khử trùng nước có gốc Iodine

Hiện ở thị trường Việt Nam có rất nhiều thuốc khử trùng như Chlorin, thuốc tím, Formon, BKC, Iodine dạng thường và Iodine ở dưới dạng PVP… Trong đó, thuốc Povidone Iodine dưới dạng PVP được người nuôi sử dụng nhiều, nhờ nó có nhiều ưu thế vượt trội so với các thuốc khác.

Ưu điểm Povidone Iodine dưới dạng PVP viết tắt là PVP-I
Povidone Iodine (PVP-I) là một hợp chất thuộc nhóm halogen, có tính ôxy hóa mạnh, có thể diệt được virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Về mặt hóa học, PVP-I cấu tạo từ phức chất của iodine (I2) với dung môi hòa tan hay chất mang Polyvinyl pyrrolidone (PVP). Hàm lượng của iodine trong PVP-I chiếm 9 - 12% tính theo trọng lượng khô. Khả năng khử khuẩn của iodine trong PVP-I mạnh hơn so với các dạng Iodine khác. Ngoài ra, PVP-I còn có ưu điểm nữa là hòa tan hoàn toàn trong nước và độ bền cao hơn rất nhiều so với cồn Iodine và lugol. Với cấu tạo này Iodine sẽ được giải phóng từ từ vào môi trường nước xung quanh, vì vậy sẽ giảm thiểu tối đa tính độc của Iodine trên tế bào động vật so với những iodine thường.
khử trùng nước có gốc Iodine ảnh 1
Cấu tạo hóa học của Povidone Iodine (C6H9NO)n.xI (2-Pyrrolidinone, 1-ethenyl-, homopolymer, hợp chất tốt) - Nguồn: Wikimedia Commons 
PVP-I là một dạng sản phẩm khử trùng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay các vi sinh vật gây nhiễm trùng khác bằng cách phá hủy các nguyên sinh chất. Tuy nhiên, hợp chất này cũng có thể sử dụng cho mục đích sát trùng, nghĩa là không làm hại đến mô bào của cá và tôm ở nồng độ thích hợp. Tương tự như chlorine, PVP-I có thể được sử dụng trong mục đích khử trùng nhưng không dùng trong mục đích điều trị hay phòng bệnh. Tuy nhiên, PVP-I có độc tính thấp hơn rất nhiều so với Clorophors (như là hypochlorite) do đó có thể sử dụng rửa trứng cá và tôm trước khi ấp. Thêm vào đó, PVP-I không bị bất hoạt bởi thành phần các chất hữu cơ có trong nước. Đặc điểm này của PVP-I ưu việt hơn so với chlorine. Thậm chí chỉ với dung dịch PVP-I nồng độ 10%, nồng độ iodine giải phóng ra đủ khả năng diệt khuẩn mặc dù trong nước có chất hữu cơ hiện diện với hàm lượng cao.
So với Chlorine, việc sử dụng PVP-I trong nuôi tôm có nhiều ưu điểm hơn như sau:
- Có thể sử dụng trực tiếp trên vật thể sống cho mục đích khử và sát khuẩn mặt ngoài cơ thể tôm, cá và trứng của chúng. Vì vậy, có thể tạt PVP-I trực tiếp xuống ao;
- Không ăn mòn kim loại và làm “chai” vật dụng bằng plastic;
- Không kích ứng da và gây dị ứng trên người;
- Nồng độ sử dụng không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất hữu cơ trong nước;
- Iodine được giải phóng ra từ từ khỏi phân tử PVP-I nên hiệu quả khử khuẩn cao kéo dài và an toàn;
- Không ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi;
- Không làm ô nhiễm môi trường đáy ao do tạo thành các hợp chất tích tụ dưới bùn đáy.



Hotline : 0903715178 (Thịnh)
Skype: quocthinh,le
Email: Sales@htvsci.com, Thinhhtvsci@gmail.com


Hiện ở thị trường Việt Nam có rất nhiều thuốc khử trùng như Chlorin, thuốc tím, Formon, BKC, Iodine dạng thường và Iodine ở dưới dạng PVP… Trong đó, thuốc Povidone Iodine dưới dạng PVP được người nuôi sử dụng nhiều, nhờ nó có nhiều ưu thế vượt trội so với các thuốc khác.

Ưu điểm Povidone Iodine dưới dạng PVP viết tắt là PVP-I
Povidone Iodine (PVP-I) là một hợp chất thuộc nhóm halogen, có tính ôxy hóa mạnh, có thể diệt được virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật. Về mặt hóa học, PVP-I cấu tạo từ phức chất của iodine (I2) với dung môi hòa tan hay chất mang Polyvinyl pyrrolidone (PVP). Hàm lượng của iodine trong PVP-I chiếm 9 - 12% tính theo trọng lượng khô. Khả năng khử khuẩn của iodine trong PVP-I mạnh hơn so với các dạng Iodine khác. Ngoài ra, PVP-I còn có ưu điểm nữa là hòa tan hoàn toàn trong nước và độ bền cao hơn rất nhiều so với cồn Iodine và lugol. Với cấu tạo này Iodine sẽ được giải phóng từ từ vào môi trường nước xung quanh, vì vậy sẽ giảm thiểu tối đa tính độc của Iodine trên tế bào động vật so với những iodine thường.
khử trùng nước có gốc Iodine ảnh 1
Cấu tạo hóa học của Povidone Iodine (C6H9NO)n.xI (2-Pyrrolidinone, 1-ethenyl-, homopolymer, hợp chất tốt) - Nguồn: Wikimedia Commons 
PVP-I là một dạng sản phẩm khử trùng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay các vi sinh vật gây nhiễm trùng khác bằng cách phá hủy các nguyên sinh chất. Tuy nhiên, hợp chất này cũng có thể sử dụng cho mục đích sát trùng, nghĩa là không làm hại đến mô bào của cá và tôm ở nồng độ thích hợp. Tương tự như chlorine, PVP-I có thể được sử dụng trong mục đích khử trùng nhưng không dùng trong mục đích điều trị hay phòng bệnh. Tuy nhiên, PVP-I có độc tính thấp hơn rất nhiều so với Clorophors (như là hypochlorite) do đó có thể sử dụng rửa trứng cá và tôm trước khi ấp. Thêm vào đó, PVP-I không bị bất hoạt bởi thành phần các chất hữu cơ có trong nước. Đặc điểm này của PVP-I ưu việt hơn so với chlorine. Thậm chí chỉ với dung dịch PVP-I nồng độ 10%, nồng độ iodine giải phóng ra đủ khả năng diệt khuẩn mặc dù trong nước có chất hữu cơ hiện diện với hàm lượng cao.
So với Chlorine, việc sử dụng PVP-I trong nuôi tôm có nhiều ưu điểm hơn như sau:
- Có thể sử dụng trực tiếp trên vật thể sống cho mục đích khử và sát khuẩn mặt ngoài cơ thể tôm, cá và trứng của chúng. Vì vậy, có thể tạt PVP-I trực tiếp xuống ao;
- Không ăn mòn kim loại và làm “chai” vật dụng bằng plastic;
- Không kích ứng da và gây dị ứng trên người;
- Nồng độ sử dụng không bị ảnh hưởng bởi hàm lượng chất hữu cơ trong nước;
- Iodine được giải phóng ra từ từ khỏi phân tử PVP-I nên hiệu quả khử khuẩn cao kéo dài và an toàn;
- Không ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo trong ao nuôi;
- Không làm ô nhiễm môi trường đáy ao do tạo thành các hợp chất tích tụ dưới bùn đáy.



Hotline : 0903715178 (Thịnh)
Skype: quocthinh,le
Email: Sales@htvsci.com, Thinhhtvsci@gmail.com


Detail
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Bán Potassium Iodide (KI) Ấn Độ G.Amphray - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger